5 Bước cơ bản để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thường dễ bị sa vào sự tràn lan, ôm đồm quá nhiều thành tố. 

Việc làm này vô hình chung tạo nên nguy cơ bị mất tính đồng bộ, nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu, thậm chí đánh mất bản sắc và buộc phải gây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu mới. 

Đứng trước nguy cơ này, doanh nghiệp cần phải làm gì để bộ nhận diện thương hiệu của mình trở lại đúng “đường ray”?

1. Xác định tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu

Xây dựng tính chuyên nghiệp

Một hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. 

Khi có được sự định vị về thương hiệu, sẽ không còn những thắc mắc như “doanh nghiệp này là ai? sản phẩm này của hãng nào?” bởi đã có bộ nhận diện sẽ “thay mặt” cho doanh nghiệp để giao tiếp với khách hàng, đối tác. 

Chỉ cần nhìn qua hình ảnh logo hay dải màu sắc quen thuộc, khách hàng và đối tác có thể đọc tên thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.

Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng được niềm tin đối với khách hàng. Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí đối tác và khách hàng.

Định hướng nội bộ doanh nghiệp

Khi đã có được một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp đó có được sự định hướng rõ ràng về mục tiêu kinh doanh, từ đó nhân viên và ban điều hành công ty có được hướng đi đúng, phù hợp với các giá trị cốt lõi của thương hiệu mình.

Đơn giản hóa phương thức kinh doanh

Thương hiệu khi được định vị rõ ràng qua logo, qua bảng màu, font chữ đặc trưng… thì các dự án liên quan đến thương hiệu, marketing sẽ tiến hành thuận lợi hơn. Nó rút ngắn bước “giới thiệu” về doanh nghiệp, sản phẩm, giúp sản phẩm đến với khách hàng nhanh chóng hơn. 

Với các chương trình quảng bá sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, sẽ không còn khó để lên decor gian hàng trưng bày, thiết kế banner áp phích quảng cáo, sản xuất các vật phẩm hỗ trợ chương trình như áo, mũ, quà tặng khách hàng, đồng phục nhân viên… bởi đã có sẵn logo, màu sắc và dấu ấn thương hiệu đã được định vị.

2. Brand Manual- tài liệu hướng dẫn về thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu

“Brand manual” là tài liệu rất quan trọng và cần thiết được xây dựng với mục đích giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa của thương hiệu. 

Cụ thể như: Ý nghĩa nội hàm của tên thương hiệu gắn với sứ mệnh, triết lí kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, ý nghĩa hình tượng và cách sử dụng logo; bảng màu thương hiệu, lí giải ý nghĩa của màu sắc được chọn; kiểu chữ được chọn và cách trình bày khi sử dụng thực tế; các lưu ý về quy cách bảng hiệu; phong cách đồ họa và nghệ thuật hình ảnh; định dạng truyền thông

Khi đã thiết kế ra thương hiệu thì phải luôn cần có một bộ giới thiệu và hướng dẫn về hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và phù hợp.

3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu

Có brand guide chưa đủ, cần phải có thêm một bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu cụ thể và chi tiết phù hợp với chức năng của các bộ phận, phòng ban. Cụ thể:

Với đội ngũ nhân viên bán hàng: Hiểu về nhận diện thương hiệu giúp họ giới thiệu một cách chính xác về các giá trị của thương hiệu cho khách hàng, ý nghĩa, tinh thần thương hiệu đằng sau mỗi sản phẩm được bán ra.

Với bộ phận sản xuất sản phẩm: Ghi nhớ và am hiểu về các yếu tố nhận diện thương hiệu để biết cách đưa nó vào trong các thiết kế bao bì và sản phẩm một cách phù hợp.

Với các nhà tư vấn và cộng tác viên sale (bên thứ ba): Nắm rõ nhận diện thương hiệu giúp bộ phận này truyền tải được tinh thần, đặc trưng thương hiệu được thể hiện qua từng sản phẩm và dự án của doanh nghiệp.

Với đối tác: Việc quan hệ hợp tác có thành công hay không một phần được quyết định bởi quá trình tiếp cận với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống nhận diện thương hiệu.

4. Kiểm tra việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu trên thực tế

Thương hiệu của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ gói gọn trong một biểu tượng logo mà nó cần được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán trên mọi mặt quan hệ với đối tác, khách hàng.

Trong quá trình hệ thống nhận diện thương hiệu này hoạt động, cần có sự kiểm tra thường xuyên nhằm bảo đảm là các tài liệu hiện hành liên quan đến thương hiệu phù hợp với bộ hướng dẫn.

Cũng cần lưu ý đến các tài liệu marketing như: Website, Fanpage trên mạng xã hội, ấn phẩm quảng cáo, danh thiếp, bảng quảng cáo điện tử, video thuyết trình, thiết kế vlog… 

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến những yếu tố như decor gian hàng, bao bì và nhãn sản phẩm, thậm chí trang phục nhân viên cũng thể hiện được đặc trưng, tinh thần của thương hiệu.

5. Cam kết về sự nhất quán của thương hiệu trong tương lai

Phải có một kế hoạch dài hơn trong tương lai đảm bảo sự nhất quán về nhận diện thương hiệu, luôn luôn “cảnh giác” với nguy cơ dần rời xa nhận diện thương hiệu cốt lõi ban đầu, đánh mất bản sắc thương hiệu. 

Cụ thể, phải lên một kế hoạch cập nhật hằng năm để đánh giá giá trị của thương hiệu khi doanh nghiệp có những bước thay đổi và phát triển.

Theo thời gian, xu hướng và phong cách cũng thay đổi nên cũng cần cập nhật những thay đổi về các thành tố của thương hiệu như bảng màu, font chữ, phong cách thiết kế nội thất, décor không gian, thiết kế y phục, văn phòng phẩm…

Xem thêm:

Thiết kế profile công ty chuyên nghiệp

11 cách thiết kế Brochure chuyên nghiệp

Thiết kế logo chuyên nghiệp

Đánh giá bài viết