Các Hình Thức Quảng Cáo Trên TikTok Phổ Biến Nhất 2023

Khi xem các video trên Tiktok, bạn có thể đã thấy hầu hết các hình thức quảng cáo trên TikTok hàng ngày của mình. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu hết các định dạng sáng tạo khác nhau này và triển khai chúng một cách hợp lý chưa?
Việc lựa chọn hình thức quảng cáo TikTok phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu được ngân sách quảng cáo và tăng hiệu quả cho chiến dịch của bạn

1. Các hình thức quảng cáo trên TikTok

 

1.1. In-Feed Ads

Ở mục Dành cho bạn (For You), cứ 3 video thì một In-Feed Ads sẽ xuất hiện, trong suốt thời gian lướt các bài đăng TikTok của người dùng. Thời lượng tối đa của In-Feed Ads lên đến 60 giây, có giao diện tương tự các bài đăng không phải trả phí của người dùng khác. Theo đó, các chỉ số nhận được khi triển khai In-Feed Ads gồm lượt tiếp cận, lượt truy cập, số lần tải ứng dụng, lượt xem và chuyển đối của khán giả.

 

 

Ưu điểm: Quảng cáo ngay trên trải nghiệm của người dùng, không làm gián đoạn gây khó chịu và mất tập trung, tăng lượt tiếp cận tự nhiên cho thương hiệu. Mỗi tính năng có một nút CTA để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các trang đích bên ngoài,

Nhược điểm: Người dùng có thể bỏ qua như các bài đăng bình thường khác. Vì vậy, các nhà sáng tạo cần đẩy nội dung gây hứng thú ngay 2 – 3 giây đầu quảng cáo, để giữ chân người xem đến thông điệp cần truyền tải.

Ngoài ra, nếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, hãy tận dụng những KOL, KOC, Influencer hợp tác trong các video quảng cáo sản phẩm. Đây là nguồn tài nguyên cực tốt thu hút người xem và điều hướng họ hành động để tăng lượt chuyển đổi.

1.1.1. Direct Native Ad

Loại quảng cáo với mục tiêu hướng người xem về những video liên quan để gia tăng lượt xem (video views) và tương tác (engagement) trong cùng một thương hiệu. Ngay cả khi chiến dịch quảng cáo đã qua, bạn hoàn toàn có thể nhận được các lượt tìm kiếm mà không tốn bất kỳ chi phí (organic lead) nào.

1.1.2. Direct Diversion Ad

Direct Diversion Ad giúp nhà sáng tạo tập trung đưa người xem về trang chủ để tăng lượt truy cập (traffic) và lượt chuyển đổi (conversion objectives), từ các link được chèn trong các điểm chạm bất kỳ trên màn hình.

1.2. Brand Takeover

Ngay khi mở TikTok, bạn sẽ thấy một video quảng cáo từ 3-5 giây xuất hiện. Đặc trưng của dạng quảng cáo này là người xem không thể thả tim hay bình luận, các nhà quảng cáo có thể gửi thông điệp mà không bị người xem bỏ qua.

Không chỉ dừng lại ở các mẫu quảng cáo ngay khi mở ứng dụng TikTok, dạng Brand Takeover còn hiển thị ở mục Dành cho bạn dưới dạng ảnh tĩnh, GIF hoặc video, đính kèm bên trong là liên kết dẫn về trang đích hoặc dẫn đến các trào lưu mới ở mục Hashtag Challenge.

Đây được xem là hình thức tối ưu nhất trong số các hình thức quảng cáo trên TikTok, bởi người dùng TikTok sẽ chỉ nhìn thấy một Brand Takeover của một thương hiệu mỗi ngày. Tuy giúp tính cạnh tranh thương hiệu giảm đi nhưng chi phí cho hình thức này lại khá cao.

 

 

Baskin Robbins hợp tác với phim Stranger Things ra mắt dòng kem giới hạn vị bánh waffle, kem chocolate kèm kẹo hồ đào, cùng một loạt các đồ ngọt đi kèm. Thông qua một trong các hình thức quảng cáo trên TikTok – Brand Takeover, Baskin Robbins đã sử dụng kênh TikTok để nâng cao nhận thức thương hiệu dành cho người hâm mộ phim Stranger Things.

1.3. Branded Hashtag

Đây là một trong các hình thức quảng cáo TikTok mang lại mức độ tương tác cao (trung bình 8,5%) và khuyến khích người dùng đưa ra các nội dung sáng tạo từ 1 đoạn hashtag ngắn.

Hashtag Challenge bắt đầu khi một thương hiệu hay cá nhân đăng tải video chứa hashtag, và được người hâm mộ ủng hộ sáng tạo theo. Riêng đối với những hashtag được tài trợ và phải trả phí, Hashtag Challenge sẽ được tìm thấy ở đầu Trang khám phá của TikTok.

 

Thương hiệu Kotex đã từng hợp tác cùng Tlinh với hashtag #maulennao, với key message “Đến từ máu lửa generation, GenZ máu lửa ngại gì máu me”, được những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok như Su đầu to, Đào Lê Phương Anh, HAHA… hưởng ứng nhiệt tình.

Kết quả, hashtag thu về tổng cộng 27 triệu lượt xem và nhận được phản hồi tích cực từ các bạn trẻ. Mức CTA cao hơn rất nhiều các chiến dịch khác của cùng thương hiệu

Có thể thấy, việc hợp tác với các influencer, qua hashtag #maulennao, đã giúp doanh nghiệp này lan tỏa rất tốt thông điệp và mức độ đối tượng mục tiêu tiếp nhận thông điệp ngày càng tăng cao.

1.4. TopView Ad

Đây là định dạng quảng cáo xuất hiện ở đầu trang Dành cho bạn, thu hút toàn bộ sự quan tâm của người dùng bằng hình ảnh, âm thanh, câu chuyện.

TopView Ad là một trong các hình thức quảng cáo TikTok tương tự như Brand Takeover. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự đắt giá đúng nghĩa của TopView nằm ở cách mà dạng quảng cáo xuất hiện với người dùng mục tiêu.

Theo đó, Brand Takeover sẽ xuất hiện ngay khi người dùng sử dụng TikTok thì TopView lại là bài đăng đầu tiên sau 3 giây khi người dùng lướt mạng xã hội TikTok, kèm theo nút Bỏ qua ở góc bên phải quảng cáo.

Bởi sự không liền mạch khi hiển thị quảng cáo, TopView Ad trông có vẻ sẽ gây khó chịu và làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Trên thực tế, 71% người dùng TikTok trả lời rằng quảng cáo TopView thu hút sự chú ý của họ. Bản thân nền tảng này cũng hỗ trợ các công ty tăng hiệu quả bán hàng đến hơn 67% sau quá trình sử dụng.

 

 

Quảng cáo của Balenciaga nhằm thúc đẩy nhận thức và thử nghiệm với các phương tiện truyền thông mới trên TikTok, để tiếp cận nhiều khán giả ở Pháp và Vương quốc Anh.

Kết quả nhận được tổng cộng hơn 25 triệu lượt xem video, tỷ lệ tương tác của người dùng cũng cao hơn mức trung bình, cho thấy một lượng khán giả mới của người dùng TikTok đã kết nối với Balenciaga ở tài khoản cá nhân. Sau đó, họ tiếp tục khám phá chi tiết hơn về lĩnh vực thời trang sang trọng này, với hơn 4,5 triệu lần nhấp đến trang đích.

1.5. Branded Effects

Đây là hình thức quảng cáo khơi dậy niềm hứng khởi của người dùng với các nhãn dán, bộ lọc và hiệu ứng đặc biệt. Định dạng này thường được các thương hiệu kết hợp với các hình thức quảng cáo TikTok khác.

Từ các hiệu ứng do TikTok hoặc doanh nghiệp “đặt hàng” TikTok tạo ra, các nhà quảng cáo sẽ khám phá ra tiềm năng sáng tạo của người xem và đánh giá mức phổ biến của nó.

Theo đó, các hiệu ứng được TikTok tạo ra sẽ được ưu tiên xuất hiện tại mục “Hot” hoặc “Trending” trong 6 ngày đầu phát triển và kéo dài trong 2 tháng sau đó.

Các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok có thể thoải mái sử dụng các hiệu ứng, định dạng 3D, thực tế ảo và sáng tạo nên nội dung đặc sắc cho riêng mình, góp phần tăng mức tiếp cận cho chiến dịch của thương hiệu đó.

 

 

Thương hiệu Colgate đã từng phối hợp sử dụng Hashtag Challenge “Colgatekiss” và hình thức quảng cáo TikTok – Branded Effect cho chiến dịch của mình, mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dùng và tăng mức độ tương tác với thương hiệu.

2. Những lưu ý khi quảng cáo trên TikTok

2.1. Điểm khác biệt khi chạy quảng cáo trên TikTok

Nội dung chạy quảng cáo là dạng video ngắn chỉ từ 5 giây đến 60 giây.

Cơ chế tính tiền quảng cáo chủ yếu theo CPM (giá mỗi 1000 lần hiển thị).

Tệp khách hàng tiềm năng khá trẻ, ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.

Cơ chế duyệt quảng cáo gồm 2 loại: người và máy tính.

2.2. Xác định loại sản phẩm / các mặt hàng có thể chạy quảng cáo trên TikTok

Khi triển khai bất kì một chiến dịch nào trên thị trường kinh doanh, nhà sáng tạo luôn cần nghiên cứu rõ sản phẩm/ mặt hàng của mình có tương thích và được phép triển khai trên thị trường đó hay không.

Để xem sản phẩm có phù hợp người dùng mục tiêu hay không, hãy xây dựng nhiều tài khoản TikTok với các thông tin khác nhau, sau đó dành thời gian lướt feed trên TikTok để xem có những quảng cáo bán các mặt hàng tương tự như mình đang muốn bán không.

Bạn nên chạy quảng cáo các mặt hàng đang được lên xu hướng TikTok nổi bật, được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, những mặt hàng nhu yếu phẩm thường ngày cũng là sự lựa chọn hợp lý vì TikTok là nền tảng video mạnh về những nội dung gần gũi với đời sống của người dùng.

2.3. Nắm rõ chính sách của TikTok

Như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng có riêng cho mình những quy định nghiêm ngặt và chính sách quảng cáo mà người dùng phải tuân thủ.

Các điều khoản này của TikTok đang hỗ trợ rất tốt cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp sáng tạo nội dung, nắm được tổng quan ngành hàng nào bị nghiêm cấm hoặc hạn chế, nội dung quảng cáo nào được xem là phù hợp hoặc không phù hợp, tùy vào quốc gia hoặc khu vực triển khai quảng cáo.

Vì vậy, để các mẫu quảng cáo của chính bạn được duyệt, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, bạn nên tìm hiểu thêm thật chi tiết nội dung của chính sách thông qua Chính sách quảng cáo TikTok tại Việt Nam.

2.4. Lựa chọn các hình thức quảng cáo trên TikTok phù hợp

Tùy vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp sẽ tìm ra hình thức quảng cáo nào trong số các hình thức quảng cáo trên TikTok để triển khai. Chúng tôi dưới đây đưa ra một số lời khuyên cho từng định dạng quảng cáo phổ biến trên TikTok hiện nay.

In-Feed Ad

  • Các thương hiệu muốn quảng cáo của họ xuất hiện một cách tự nhiên với các bài đăng sáng tạo của những người dùng TikTok khác.
  • Bất kì sản phẩm/ mặt hàng nào mà thương hiệu muốn triển khai quảng cáo trên TikTok.
  • Bất kì ai muốn thử sức với quảng cáo TikTok.

Brand Takeover

  • Các thương hiệu muốn tạo tiếng vang cho sự kiện hoặc biến hashtag của chiến dịch trở thành xu hướng.
  • Quảng cáo vào đợt ra mắt sản phẩm để thúc đẩy lưu lượng truy cập, chỉ diễn ra một lần.
  • Các thương hiệu có nguồn ngân sách khổng lồ, mục tiêu tối đa hóa việc hiển thị quảng cáo, với ít tính cạnh tranh.

Branded Hashtag 

  • Thương hiệu khuyến khích người dùng sáng tạo nhiều nội dung hơn
  • Các doanh nghiệp đã từng quảng bá hashtag trước đây hoặc có các hashtag nổi tiếng.
  • Các thương hiệu tập trung tăng nhận thức thương hiệu và mức độ tương tác giữa những người dùng TikTok.

TopView Ad

  • Các thương hiệu đã quảng cáo sáng tạo và thương mại từ trước muốn triển khai lại các dạng quảng cáo này.
  • Các công ty có nguồn ngân sách quảng cáo đủ lớn. Vì theo số liệu ghi nhận được vào năm 2020, chi phí quảng cáo là 65.000 đô la/ ngày, cho 7,4 triệu lần hiển thị quảng cáo TopView.
  • Các thương hiệu đã có kinh nghiệm với các hình thức quảng cáo TikTok khác.

Branded Effect

  • Các thương hiệu đang tìm cách tăng tính sáng tạo, hợp xu hướng hoặc thể hiện bản sắc trên TikTok.
  • Các công ty có nguồn tài nguyên sáng tạo, có năng lực và chuyên môn cần thiết để tạo ra các hiệu ứng kỹ thuật số.
  • Các thương hiệu đang tìm cách tối đa hóa sự xuất hiện của các chương trình khuyến mãi TikTok hiện có.

3. Những mẹo chạy quảng cáo TikTok hiệu quả

3.1. Xác định mục tiêu quảng cáo trước khi chạy

  • Mục tiêu xây dựng thương hiệu (branding)

Thông qua việc kết hợp các hình thức quảng cáo TikTok khác nhau nhằm tăng nhận diện và tăng thảo luận trong nhóm khách hàng mục tiêu.

Qua đó, thương hiệu được lặp lại nhiều lần một cách thụ động trong tâm trí người dùng và giảm chi phí quảng cáo.

xây dựng mục tiêu branding

Ví dụ điển hình cho việc tăng nhận diện thương hiệu là chiến dịch từ hãng mỹ phẩm MAKE UP FOR EVER ra mắt sản phẩm kem nền WATERTONE mới của họ cho khán giả trẻ người Pháp.

Kết quả thu được sau 3 tuần triển khai, chiến dịch đã có hơn 11 triệu lượt hiển thị và 10 triệu lượt view video trên khắp nước Pháp giúp thương hiệu tăng 94% tỷ lệ chuyển đổi và giảm 51% giá thành quảng cáo.

  • Mục tiêu bán hàng (tăng chuyển đổi)

Những chiến dịch quảng cáo với mục tiêu tăng doanh số bán hàng thường tập trung vào 2 chỉ số chính: tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và giá trên 1000 lượt tiếp cận (CPM).

Các chiến dịch dựa theo mục tiêu này sẽ kích thích trải nghiệm mua hàng của người dùng bằng các nội dung chân thực nhất về tính năng, chất lượng sản phẩm.

Tại Việt Nam, Garnier đã tận dụng nền tảng TikTok nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng và thúc đẩy liên kết thương hiệu cho sản phẩm chăm sóc da mới. Hợp tác cùng ca sĩ trẻ Amee, chiến dịch #GiGiGiGi đã thu hút gần 1 tỷ lượt xem chỉ sau bốn tuần, với chi phí tập trung cho hai hình thức quảng cáo Hashtag Challenge và Branded Effects.

Quan trọng hơn, sau chiến dịch, doanh số bán hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của Garnier tăng 30%, trở thành sản phẩm chăm sóc da số 1 trên Shopee vào tháng đó, đạt kỷ lục bán hàng mới cho một chiến dịch lớn của Garnier.

  • Mục tiêu tăng follower, tương tác

Mục tiêu cuối cùng nhằm bổ sung lượng follower hiện tại và tăng mức độ tin tưởng thương hiệu với tệp đối tượng sẵn có.

Tuy nhiên, vì tính chất của mục tiêu nhằm tạo dấu ấn thương hiệu dựa trên các niềm tin sẵn có, nên quyết định triển khai chiến dịch này thường nằm cuối hành trình khách hàng.

 

Trong các chiến dịch từng được triển khai, điển hình nhất là chiến dịch #InMyDenim từ thương hiệu bán lẻ quần áo mỹ Guess. Chiến dịch với mục đích quảng cáo Bộ sưu tập Denim Fit Fall’18, nhằm nâng cao mức độ tương tác với thương hiệu và mối quan hệ với thương hiệu trong thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ.

Trong thời gian chiến dịch kéo dài 6 ngày, #InMyDenim đã nhận hơn 5.550 video do người dùng tạo, 10,5 triệu lượt xem video, tỷ lệ tương tác 14,3% và hơn 12.000 người theo dõi bổ sung cho Tài khoản doanh nghiệp của Guess trên TikTok.

3.2. Nội dung quảng cáo nên mới lạ

Định dạng các video trên TikTok thường chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến vài phút. Nên tính cách của người dùng mục tiêu trên nền tảng này cũng dần ưa chuộng các video ngắn, các dòng thông tin nhanh, đúng trọng tâm, bắt kịp xu hướng hiện tại.

Ngoài ra, đối tượng khán giả mục tiêu của nền tảng này đa phần là thế hệ gen Z, sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển và cực kì nhạy cảm với các vấn đề nổi trội của thị trường.

Vì vậy, các thương hiệu giờ đây rất cần chú trọng đến việc sáng tạo các nội dung mới lạ, kích thích sự chú ý từ bộ phần người xem rộng lớn, trong sự cạnh tranh của rất nhiều các ý tưởng độc đáo được đăng lên TikTok mỗi ngày.

Một số nội dung quảng cáo đang được các thương hiệu triển khai như câu chuyện tạo Drama, Review sản phẩm/ mặt hàng bất kỳ, Mẹo vặt trong công việc và cuộc sống…

3.3. Quảng cáo đồng thời trên các kênh truyền thông khác

Bằng việc chia sẻ nội dung hoặc chiến dịch của bạn trên các mạng xã hội khác, bạn hoàn toàn có thể nâng cao phạm vi tiếp cận đến đối tượng mục tiêu hơn.

Vì kênh TikTok hiện nay chủ yếu tập trung đối tượng là dân số trẻ, Facebook, Instagram hoặc Youtube lại có tệp đối tượng rộng hơn, nên các kênh này dễ dàng trở thành nền tảng chủ chốt cho nhiều thương hiệu từ trước đến nay.

Tuy nhiên, các kênh truyền thông tuy đã quá quen thuộc như truyền hình, báo chí vẫn tập trung một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, việc triển khai đồng thời trên đa kênh hỗ trợ rất lớn cho các thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng, tránh lãng phí chi phí quảng cáo đã đề ra.

4. Lời kết

Để đạt được kết quả tiếp cận người dùng mục tiêu tốt nhất, các thương hiệu đừng chỉ tập trung một loại hình quảng cáo, hãy cố gắng kết hợp tối ưu nhất các hình thức quảng cáo trên TikTok với nhau.

Điều này vừa giúp tối ưu kết quả khi triển khai chiến dịch quảng cáo, dù chi phí có thể sẽ cao hơn so với việc chọn một loại hình quảng cáo. Những người dùng sẽ tiếp cận được thương hiệu bằng nhiều hình thức hơn, tránh gây ra cảm giác khó chịu.

Đánh giá bài viết