Nếu không muốn trở nên “vô danh”, hãy tiếp cận khách hàng sử dụng smartphone

Chỉ trong một năm, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam đã tăng từ 20% lên 36%. Khi dùng smartphone, nó sẽ là trợ thủ đắc lực giúp họ tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua hàng, có tới 92% người dùng sử dụng với mục đích này.

Smartphone không chỉ phục vụ nhu cầu tìm kiếm và giải trí mà còn là công cụ tiếp thị hữu ích đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dùng. Có đến 23% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại cho mục đích mua sắm trực tuyến.

Không đơn thuần thực hiện chức năng lưu trữ, điện thoại di động đã dần trở thành công cụ tích cực kích thích doanh số của cửa hàng. Cụ thể, có 36% tỷ lệ số lượng người dùng tìm hiểu, sau đó liên hệ với cửa hàng, trong khi đó có 35% số lượng người dùng đã tìm và ghé thăm cửa hàng thông qua smartphone.

Con số trên là tín hiệu vàng giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong thời đại số. Tuy nhiên với sự phát triển của smartphone như hiện tại, đây là yếu tố cần và bắt buộc chứ không chỉ đơn thuần là một cơ hội kinh doanh nữa.

neu-khong-muon-tro-nen-vo-danh-hay-tiep-can-khach-hang-su-dung-smartphone

Nếu như nhà quảng cáo, doanh nghiệp không làm tốt trang web giao diện di động hoặc ứng dụng của riêng mình thì cũng đồng nghĩa với việc tự tạo ra rào cản với khách hàng, họ sẽ không chờ đợi bạn mà sẽ tìm tới doanh nghiệp khác.

Tiếp cận lượng lớn khách hàng thông qua di động là điều mà các doanh nghiệp hiện nay đều muốn nắm được, nếu đứng ngoài cuộc họ sẽ trở nên vô danh. Những gợi ý phía dưới được Giám đốc Marketing Google khu vực Việt Nam – Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ nhằm hỗ trợ các công ty quảng cáo và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn thông qua kênh di động.

1. Bắt đầu từ những điều cơ bản.

Hãy tối ưu website cho việc hiển thị trên thiết bị di động. Cần đảm bảo chúng hoạt động tốt trên nhiều thiết bị khác nhau, cả smartphone và tablet.

2. Xây dựng chiến lược.

Xây dựng chiến lược không chỉ gói gọn trong việc cung cấp thêm một ứng dụng mà nên kết hợp chặt chẽ tất cả các hệ thống nền tảng và thiết bị di động.

Cần định rõ mục tiêu cụ thể thông qua thiết bị di động. Và cuối cùng, nên cân nhắc thiết bị di động phù hợp với phần nào của kế hoạch quảng cáo và truyền thông, hơn là cố gắng xây dựng chương trình tiếp thị chỉ đơn thuần bằng thiết bị di động.

3. Thấu hiểu khách hàng.

Cầm có các số liệu cụ thể từ nghiên cứu, khảo sát để biết khách hàng muốn gì, cần gì, dùng gì vào thời điểm nào. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà áp dụng phương thức hợp lý.

Ví dụ dịch vụ đặt chỗ nhà hàng sẽ sử dụng hình thức “click-to-call”, làm thế nào để khách truy cập và có thể đặt ngay lập tức mà không cần tìm kiếm và qua quá nhiều bước. Màn hình di động không cho phép bạn thiết kế rườm rà.

4. Không ngừng trau dồi.

Thường xuyên phân tích dữ liệu di động để đưa ra chiến lược, mục tiêu hợp lý. Thậm chí nếu muốn đạt kết quả kinh doanh tốt, cần coi những số liệu thu được từ việc áp dụng kinh doanh trên di động là mục tiêu lớn.

Một ví dụ công ty thành công khi tiếp cận khách hàng sử dụng di động là Chợ Tốt. Công ty rao vặt này nhanh chóng nắm bắt xu thế, tập trung phát triển ứng dụng cho hệ điều hành Android và iOS – hai nền tảng được nhiều người dùng smartphone lựa chọn nhất tại Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở việc làm ứng dụng, họ còn viral ứng dụng trên bằng video quảng cáo, kích thích người dùng tải về – cài đặt – sử dụng.

Video quảng cáo đã giúp tăng 35% lượt tải ứng dụng mỗi ngày, chi phí trên mỗi lượt tải giảm tới 17%.

Có thể nói di động trở thành một phần không thể thiếu, và nếu chỉ cho rằng nó là một trong những lựa chọn kênh kinh doanh thì hoàn toàn sai lầm, nó là kênh bắt buộc phải có.

Nguồn: Genk

Đánh giá bài viết