ROAS là gì?
ROAS, là viết tắt của (Return On Ad Spend) – Lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, có nghĩa là bạn thu về được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.
ROAS là tỷ lệ lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo
ROAS tương tự chỉ số ROI. Nhưng nếu ROI thường được dùng để tính độ hiệu quả của toàn bộ chiến lược marketing, tính dựa trên toàn bộ lợi nhuận kiếm về, thì ROAS được dùng cho quy mô nhỏ hơn là để tính độ hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo, từng nhóm quảng cáo
ROAS là thước đo quan trọng nhất cho các nhà tiếp thị. Ngay cả khi một chiến dịch mang lại nhiều khách hàng chất lượng, tạo ra doanh thu đáng kể trong ứng dụng – nhưng bạn phải chi trả nhiều hơn so với doanh thu kiếm được thì chiến dịch này không được coi là thành công.
Công thức tính chỉ số ROAS?
ROAS là tỷ lệ giữa doanh thu được tạo ra từ một chiến dịch quảng cáo so với chi phí của chiến dịch.
Ví dụ: Giả sử bạn sử dụng ngân sách 5 triệu cho chiến dịch quảng cáo Facebook. Sau khi chiến dịch kết thúc và bạn tổng kế được chiến dịch quảng cáo đó tạo ra doanh số 15 triệu cho bạn.
ROAS = Doanh thu quảng cáo/ Chi phí quảng cáo
Để tính ROAS, bạn sẽ chia 15 triệu doanh thu cho 5 triệu chi phí quảng cáo. Như vậy, mỗi 1 đồng quảng cáo bạn bỏ ra sẽ cho bạn 3 đồng doanh thu.
Phân biệt chỉ số ROAS và ROI
ROI là viết tắt của từ Return On Investment, có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.
Như vậy, ở ví dụ trên, lợi nhuận ròng mà quảng cáo mang lại là 10 triệu. ROI = 10 triệu lợi nhuận / 5 triệu chi phí quảng cáo x 100% = 20%
ROI = Lợi nhuận quảng cáo/ Chi phí quảng cáo
ROI là một trong những thước đo lợi nhuận của doanh nghiệp, là tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được từ việc bỏ ra chi phí ban đầu. Cả 2 chỉ số ROAS và ROI đều quan trọng để đo lường.
Tại sao việc đo lường ROAS lại quan trọng đối với các nhãn hàng trong việc kinh doanh Online
ROAS cho bạn biết bạn đang nhận được bao nhiêu đồng doanh thu cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.
Đây là số liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của các chiến dịch quảng cáo Facebook và cách chúng đóng góp vào lợi nhuận chung của việc bán hàng.
Để kiểm soát chi phí, bạn nên sử dụng ROAS làm mục tiêu khi lập kế hoạch chiến dịch. Để ước tính doanh thu bạn mong đợi nhận lại từ chi tiêu quảng cáo, việc bạn cần làm là nhân ROAS với ngân sách quảng cáo.
ROAS cho bạn biết bạn đang nhận được bao nhiêu đồng doanh thu cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.
Các chiến dịch marketing và quảng cáo đóng một vai trò lớn trong việc tăng nhận diện thương hiệu, khuyến mãi và quảng bá sản phẩm mới.
Các chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả sẽ giúp bạn bàn hàng và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Tính toán ROAS và sử dụng dữ liệu đó giúp các bạn phân bổ ngân sách một cách phù hợp để tối đa hoá doanh thu.
Mặt khác, nếu bạn đang tích cực theo dõi ROAS, bạn có thể nhanh chóng tắt các chiến dịch quảng cáo Facebook không sinh lời – vì vậy bạn sẽ tránh được việc “ném tiền qua cửa sổ” vì chạy những quảng cáo không chuyển đổi tốt.
Đâu là giá trị kỳ vọng của ROAS ?
Giá trị kỳ vọng của ROAS là giá trị mà bạn mong đợi nhận được cho mỗi đồng chi tiêu cho quảng cáo.
Mục tiêu sẽ thay đổi tùy theo cửa hàng và sản phẩm được bán, nhưng tỷ lệ doanh thu trên chi tiêu quảng cáo từ 3 đến 5 lần là những con số lý tưởng để bạn đặt mục tiêu.
Hãy cùng xem tổng quan các con số hiệu suất quảng cáo được tổng hợp từ các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo như Google, Facebook, Instagram và Amazon vào năm 2020:
Google Shopping: ROAS cải thiện 3% so với cùng kỳ
Facebook Ads: ROAS cải thiện 29% so với cùng kỳ
Instagram Ads: ROAS cải thiện 11% so với cùng kỳ
Amazon Ads: ROAS vẫn ở mức 7.95%
Adobe dự đoán rằng năm 2023 sẽ là năm nghìn tỷ đô la đầu tiên cho thương mại điện tử (có thể sẽ làm thay đổi chi phí quảng cáo, xu hướng mua hàng và thói quen tiêu dùng).
Theo dõi ROAS giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và marketing của mình.
Khi được tính toán kết hợp với giá trị vòng đời của khách hàng (CLV), ROAS cung cấp thông tin chi tiết về phân khúc khách hàng bạn nên đầu tư tiền marketing của mình để nhận được kết quả doanh thu cao nhất.
Cách tối ưu ROAS mà không cần tăng ngân sách quảng cáo
Hãy nhớ rằng ROAS được xác định bằng cách chia tổng doanh thu được tạo ra từ quảng cáo của bạn cho chi phí của những quảng cáo đó.
Nếu doanh thu tăng – nhưng chi tiêu quảng cáo vẫn giữ nguyên – ROAS của bạn sẽ tăng lên.
Chiến dịch quảng cáo có thể hoạt động không tốt do một số lý do: Nhắm mục tiêu theo đối tượng kém, tỷ lệ nhấp chuột thấp hoặc tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Việc tối ưu hoá quảng cáo để tăng chuyển đổi không chỉ giúp ích cho các chiến dịch quảng cáo của bạn mà còn giúp bạn tận dụng tối đa các nguồn lực cho việc bán hàng của mình.
Kết luận
ROAS là chỉ số rất quan trọng để đánh giá một chiến dịch quảng cáo có hiệu quả hay không. Các bạn có các ý tưởng gì khác để tăng chỉ số này không? Hãy chia sẻ cùng BEEADS nhé.
Xem thêm:
☞ Bão hoà nội dung (Creative Fatigue) là gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?
☞ Tần suất quảng cáo Facebook là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với chiến dịch quảng cáo?
☞ Quảng cáo tương tác trên Facebook là gì? – Khi nào bạn nên dùng hình thức quảng cáo này?